top of page

Nhu cầu trong nước mạnh và các hạn chế thương mại làm giảm xuất khẩu ngũ cốc của Ấn Độ

14 thg 8, 2024

Đó là nhận định của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra trong báo cáo Thương mại và Thị trường thế giới tối ngày 12/08.


Ấn Độ như một nhà cung cấp chính trên thị trường ngũ cốc toàn cầu, nhưng vai trò này đã giảm sút trong 3 năm qua do nhu cầu trong nước mạnh và các chính sách nhằm giữ lại nguồn cung trong nước của chính phủ. Từ năm thương mại (TY) 2020/21 đến 2023/24, ước tính xuất khẩu ngô đã giảm 86%, xuất khẩu gạo giảm 20%, và xuất khẩu lúa mỳ giảm 90%. Ấn Độ đang xuất khẩu một nửa khối lượng ngũ cốc so với khối lượng kỷ lục vào năm 2021/22.


Chính sách ethanol của chính phủ và đàn gia cầm ngày càng tăng đối với việc sử dụng ngô, các hạn chế xuất khẩu đối với một số loại gạo, và lệnh cấm xuất khẩu lúa mì đã góp phần vào sự thay đổi trong môi trường thương mại ngũ cốc của Ấn Độ và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng cho năm 2024/25.


Thay đổi lớn nhất trong thương mại ngũ cốc của Ấn Độ là đối với ngô. Trong năm 2023/24, Ấn Độ đang trên đà mất vị trí là nước xuất khẩu ròng lần đầu tiên trong thế kỷ này. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng đột biến, chủ yếu từ ngành chăn nuôi gia cầm của Ấn Độ, cùng với chính sách trong nước khuyến khích sản xuất ethanol từ ngô đã giữ phần lớn nguồn cung trong nước và thúc đẩy Ấn Độ bắt đầu nhập khẩu lần đầu tiên kể từ năm 2019/20. Thêm vào đó, giá ngô toàn cầu giảm 15% so với cùng kỳ năm trước đã làm cho xuất khẩu ngô của Ấn Độ kém cạnh tranh hơn và thúc đẩy nhập khẩu ngô với giá cả hấp dẫn hơn.


Trong thập kỷ qua, Ấn Độ đã là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Quyết định của chính phủ về việc cấm xuất khẩu một số loại gạo (dù có một số ngoại lệ lớn) và áp thuế xuất khẩu lên các loại khác, đã gây xáo trộn thị trường toàn cầu. Khi Ấn Độ thực hiện lệnh cấm, giá gạo tăng vọt trước khi dần ổn định bởi các đối thủ cạnh tranh tăng cường xuất khẩu. Dù có lượng tồn kho lớn, lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thông thường vẫn được duy trì, buộc các nhà nhập khẩu phải chuyển sang các nhà cung cấp khác như Việt Nam và Thái Lan.



Ấn Độ đã lượng xuất khẩu lúa mỳ không đáng kể từ khi thực hiện lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này từ tháng 5/2022. Lệnh cấm được thực hiện nhằm hạ nhiệt giá, ưu tiên tiêu thụ trong nước sau khi xuất khẩu tăng mạnh và vụ mùa nhỏ hơn, cũng như ổn định tồn kho.


Với mức tiêu thụ mạnh, tồn kho lúa mỳ cuối kỳ năm 2023/24 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 15 năm. Với nguồn cung ít tăng trưởng, các nhà máy xay bột mỳ đã yêu cầu miễn thuế nhập khẩu lúa mỳ (40%) để có thể nhập khẩu.


Trích báo cáo của USDA

Bài viết khác

Báo cáo Doanh số Xuất khẩu thứ Năm cho biết tổng cam kết bán hàng xuất khẩu ngô hiện tại là 14 triệu tấn (MMT), tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái

Bản tin Nông sản 23.09.2024

23 tháng 9, 2024

Kết thúc phiên giao dịch ngày Thứ Sáu, giá dầu giảm nhẹ.

Bản tin Kinh tế Tài chính ngày 23.09.2024

23 tháng 9, 2024

Biến đổi khí hậu làm mất mùa ở Brazil và Việt Nam gây biến động.về giá.

Bản tin Cà phê ngày 20.09.2024

20 tháng 9, 2024

Related Post

Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.

Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.

Add a Title

Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.

Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.

Add a Title

Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.

Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.

Add a Title

bottom of page