top of page
Banner.png

Phân tích kỹ thuật

Support And Resistance

Các mức hỗ trợ và kháng cự là những mốc quan trọng tại những thời điểm mà các lực lượng cung và cầu gặp nhau. Các mức hỗ trợ và kháng cự này được các nhà phân tích kỹ thuật xem trọng khi xác định tâm lý thị trường cũng như xác định cung cầu. Khi các mức hỗ trợ hoặc kháng cự này bị phá vỡ thì các lực lượng cung cầu tạo ra mức này được cho là đã có sự rời đi, do đó nhiều khả năng có thể hình thành nên các mức hỗ trợ và kháng cự mới.

Hỗ trợ


Hỗ trợ là mức mà lực cầu đủ mạnh để ngăn cho cổ phiếu giảm thêm. Trong hình minh họa phía trên, mức giá rất khó có thể xuyên thủng qua các mốc hỗ trợ mỗi khi giá chạm mức đó. Cơ sở cho lý luận trên là khi giá giảm về tiệm cận vùng hỗ trợ, người mua hay lực cầu có xu hướng tăng mua và người bán (cung) trở nên ít sẵn sàn bán hơn.


Kháng cự


Mức kháng cự là mức cung đủ mạnh để ngăn cổ giá cổ phiếu tăng cao hơn nữa. Cũng trong hình minh họa trên, mức giá rất khó để có thể tăng cao hơn mỗi khi nó chạm vào mức kháng cự. Trong hình ảnh trên, bạn có thể thấy rằng mỗi khi giá đạt đến mức kháng cự, nó sẽ rất khó để di chuyển lên cao hơn. Cơ sở lý luận là khi giá tăng và tiếp cận mức kháng cự, người bán (cung) trở nên có xu hướng bán hơn và người mua (cầu) trở nên ít sẵn sàng mua hơn.


Tâm lý của các mốc hỗ trợ và kháng cự


Ví dụ về những thành phần tham gia thị trường để giải thích hiệu ứng tâm lý đứng phía sau các mức hỗ trợ và kháng cự này.


Đầu tiên, giả sử có một nhóm những nhà đầu tư mua cổ phiếu gần vùng hỗ trợ 50 USD. Và khi mức giá cổ phiếu đó tăng lên 55 USD, các nhà đầu tư cảm thấy rất vui, họ muốn mua thêm. Nhưng lúc này các nhà đầu tư muốn mua với mức giá 50 USD chứ không phải là 55 USD. Họ quyết định nếu giá giảm trở lại mức 50 USD, họ sẽ mua nhiều hơn. Họ đang tạo ra nhu cầu ở mức 50 USD.


Hãy xem xét một nhóm các nhà đầu tư khác. Những người này đã từng nghĩ đến việc cổ phiếu ở mức giá 50 USD những họ chưa bao giờ mua và giờ họ đang hối tiếc vì giá đã lên 55 USD. Họ quyết định rằng nếu giá ở mức 50 USD một lần nữa, họ sẽ không mắc phải sai lầm như trước đây và họ sẽ mua cổ phiếu. Điều này tạo ra nhu cầu tiềm năng.


Nhóm thứ 3 là các nhà đầu tư mua cổ phiếu dưới mức giá 50 USD, chẳng hạn là 40 USD. Khi cổ phiếu tăng lên 50 USD, họ sẽ bán cổ phiếu của mình và ngồi nhìn giá tăng lên 55 USD. Sau đó, các nhà đầu tư này muốn thiết lập lại vị thế mua của mình với mức giá mà họ đã bán là 50 USD. Nhóm các nhà đầu tư này đã chuyển từ tâm lý người bán sang tâm lý người mua. Các nhà đầu tư này thấy hối tiếc vì đã bán ở mức giá 50 USD và sau đó giá tăng lên 55 USD, họ muốn sữa chửa sai lầm củ mình. Điều này tạo ra nhu cầu nhiều hơn.


Bây giờ chúng ta sẽ có một chút thay đổi để hiểu về mức kháng cự. Ví dụ tất cả những người tham gia được đề cập ở trên đều có trong tay cổ phiếu ở mức giá 50 USD và thậm chí trong đó có bạn. Giá cổ phiếu tăng lên 55 USD và không ai bán. Nhưng khi giá cổ phiếu giảm trở lại 50 USD thì bạn cảm thấy hối tiếc vì đã không bán nó ở mức 55 USD. Sau đó giá cổ phiếu quay trở lại 55 USD và bạn bắt đầu bán càng nhiều càng tốt, các nhà đầu tư khác cũng vậy. Chính vì lực bán mạnh như thế nên giá cổ phiếu không thể vượt qua được mức 55 USD và từ đó điều chỉnh giảm. Như vậy có ít nhất là 3 nhóm chủ sở hữu cổ phiếu đang cố gắng bán nguồn cung của họ với giá 55 USD. Do đó, tạo ra mức kháng cự ở mức 55 USD.


Đây là một vài ví dụ trong nhiều trường hợp có thể xảy ra. Có rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường cũng như bạn sẽ trải qua các tình huống cũng như các cảm xúc, những suy nghĩ như vậy. Đây chính là cơ sở tam lý đằng sau các mức hỗ trợ và kháng cự nói riêng cũng như là phân tích kỹ thuật nói chung.


Đảo ngược vai trò hỗ trợ và kháng cự


Một khái niệm chính của phân tích kỹ thuật là khi một mức kháng cự hoặc hỗ trợ bị phá vỡ, vai trò của nó sẽ bị đảo ngược. Khi giá xuyên thủng xuống dưới mức hỗ trợ, nó sẽ thành kháng cự. Nếu giá tăng trên một mức kháng cự, nó sẽ trở thành đường hỗ trợ. Người ta cho rằng cung và cầu đã có sự thay đổi và điểm phá vỡ sẽ đảo ngược vai trò của các đường hỗ trợ và kháng cự.


Ví dụ về kháng cự trở thành hỗ trợ

Ví dụ về việc hỗ trợ trở thành kháng cự

Theo Fidelity

Bài viết khác

Trendline

Fibonacci Retracements

Bollinger Band

bottom of page