top of page

1 tháng 9, 2024

Đã Đến Thời Điểm Vàng Để Đầu Tư Hàng Hóa Phái Sinh

Theo Rosenberg Research, dựa trên hành động giá (price action) gần đây và tình trạng hiện tại của nền kinh tế toàn cầu, triển vọng thị trường hàng hóa có thể tươi sáng hơn so với những gì nhiều nhà đầu tư nhận định. Chắc chắn rủi ro suy thoái đang gia tăng, nhưng đối với những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn – những người có thể bỏ qua các biến động ngắn hạn, đây là thời điểm tốt để tăng độ tiếp cận với hàng hóa (commodity).

 

Từ các yếu tố mang tính chu kỳ thuận như đồng đô la Mỹ yếu hơn cho đến tâm lý và vị thế suy giảm của nhà đầu tư, và sự mất cân đối cung cầu mang tính cấu trúc, có những điều kiện thuận lợi cho giá hàng hóa trong trung hạn. Trên thực tế, giá cả hàng hóa đang gần mức thấp trong chu kỳ (chỉ số giá giao ngay hàng hóa của Bloomberg đã giảm 29% so với đỉnh vào giữa năm 2022, đưa định giá xuống gần mức thấp nhất) là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy có sự bi quan quá mức “trong giá cả”.

 

Ngoài ra, hàng hóa cũng tốt để phân tán rủi ro, và điều này càng củng cố cho các bằng chứng của Rosenberg Research.

 

Rosenberg Research thừa nhận rằng rủi ro suy thoái toàn cầu đang gia tăng, đặc biệt khi hoạt động sản xuất vẫn suy yếu và Trung Quốc đang đối mặt với một làn sóng dư thừa năng lực sản xuất. Tuy nhiên, hiệu suất yếu của giá hàng hóa nói chung hàm ý rằng rủi ro suy thoái đã được phản ánh vào giá. Ngoài ra, Rosenberg Research nhận thấy, các nhu cầu mới đang bù đắp cho sự giảm sút nhu cầu từ Trung Quốc trong trung hạn khi các nước mới nổi khác ở châu Á (như Ấn Độ và Việt Nam) mở rộng khả năng sản xuất để chiếm lĩnh thị phần mà Trung Quốc để lại.

 

Khi lạm phát đang dần trở về mục tiêu và điều kiện thị trường lao động nới lỏng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ dần tháo gỡ chu kỳ thắt chặt mạnh nhất trong 4 thập kỷ. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến đồng đô la Mỹ yếu hơn, tương tự như những gì đã xảy ra vào đầu những năm 2000 và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi chỉ số USD (DXY) giảm lần lượt 33% và 23%. Mặc dù DXY đã giảm 11% so với đỉnh cuối năm 2022, các mô hình “giá trị hợp lý” của Rosenberg Research cho thấy xu hướng giảm giá vẫn còn phía trước, với chỉ số này vẫn đồng tiền bị định giá cao nhất theo Rosenberg Research theo dõi (dự kiến giảm thêm khoảng 10% theo cơ sở này).

 

Hàng hóa có mối tương quan nghịch với xu hướng của đồng USD, do chúng được định giá bằng đồng đô la. Ví dụ, trong giai đoạn thị trường giá xuống của đồng USD từ năm 2002 đến 2007, chỉ số giá giao ngay hàng hóa Bloomberg đã tăng mạnh tới 353%. Nhìn chung, tương quan giữa mức sinh lời trong 12 tháng liên tiếp của tất cả các hàng hóa so với chỉ số đô la DXY đã giảm 42%, mặc dù mỗi hàng hóa có các mức độ khác nhau. Khí tự nhiên (giảm 3%) và gia súc (giảm 8%) có tương quan âm nhỏ nhất với đồng USD; trong khi đồng (giảm 46%), vàng (giảm 44%) và bạch kim (giảm 43%) có tương quan lớn nhất, điều này cho thấy rằng kim loại có thể là nhóm hưởng lợi lớn nhất khi đồng USD tiếp tục suy yếu.

 

Không chỉ có các yếu tố chu kỳ và tâm lý nhà đầu tư, mà bối cảnh cung cầu mang tính cấu trúc cho toàn bộ hàng hóa cũng tích cực cho giá cả. Dưới đây là những động lực chính về nhu cầu cho từng nhóm hàng hóa:

 

Đối với hàng hóa năng lượng, Goldman dự báo nhu cầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2035 ở mức 110 triệu thùng/ngày, và OPEC+ dự kiến nhu cầu đạt 106 triệu thùng/ngày vào năm 2045 – một mức tăng ổn định từ 100 triệu thùng/ngày vào năm 2023. Dầu và khí tự nhiên dự kiến sẽ giữ vững tỷ lệ trong tổng nhu cầu năng lượng theo OPEC+.

 

Mặc dù chi tiết về nhu cầu từ các nhà dự báo khác nhau là khác nhau, nhưng rõ ràng nhu cầu dầu nhìn chung được dự đoán sẽ duy trì mạnh mẽ khi quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng xanh bị trì hoãn và nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng lên đều đặn, kết quả của sự biến đổi khí hậu (nhu cầu sử dụng điều hòa không khí tăng), sự gia tăng số lượng trung tâm dữ liệu AI tạo sinh và quá trình công nghiệp hóa ngày càng tăng ở các nước đang phát triển.

 

Đối với kim loại và khoáng sản công nghiệp, đồng (nhu cầu dây dẫn, máy móc công nghiệp, xây dựng) và nhôm (dây dẫn đường dài – nhờ có độ bền kéo cao, sản xuất ô tô và các ứng dụng công nghiệp khác) đang chứng kiến nhu cầu tăng lên khi các quốc gia ngoài Trung Quốc tập trung vào sản xuất, tạo ra nhiều nhu cầu hơn trong khi nguồn cung chưa bắt kịp. Quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn cũng đang làm tăng nhu cầu về uranium (năng lượng hạt nhân phát thải thấp đang trở lại) và lithium (dùng trong pin xe điện), trong khi việc đảm bảo nguồn cung vẫn tương đối khó khăn.

 

Còn kim loại quý, khi sự bất ổn địa chính trị vẫn ở mức cao, các kim loại quý như vàng (tăng 29% trong năm qua) và bạc (tăng 18%) tiếp tục tỏa sáng. Nhu cầu trang sức từ Ấn Độ cũng đang tăng (với khoảng 10 triệu đám cưới mỗi năm, trang sức cưới chiếm 55% nhu cầu vàng ở Ấn Độ, và thị trường này dự kiến sẽ tăng trưởng 21% hàng năm trong ba năm tới), cũng như nhu cầu từ các ngân hàng trung ương (tăng trưởng hàng năm 19% trong 13 năm qua), trong khi nguồn cung là có hạn, đặc biệt là ở các mức giá rẻ. Khi chi phí sản xuất tăng lên, giá vàng cũng sẽ tăng. Thực tế, mục tiêu giá vàng ở mức 3,000 USD/ounce của Rosenberg Research hiện đang trong tầm tay.

 

Tóm lại, dù có rủi ro suy thoái, có nhiều yếu tố mang tính chu kỳ và cấu trúc thuận chiều cho tất cả các nhóm hàng hóa. Với sự suy yếu chung về giá cả, hàng hóa đang không được ưa chuộng và ít được sở hữu, tạo ra cơ hội tuyệt vời để phân bổ cho danh mục đầu tư, đứng dưới góc độ trung – dài hạn.

 

Theo Bhawana Chhabra, CFA (The Globe And Mail)

 

Các bài viết khác

23 thg 12, 2024

Việc tăng thuế nhập khẩu đối với các đối tác thương mại lớn của Mỹ trong bối cảnh hiện tại có thể gây tổn thương đến người tiêu dùng.

Sự Phụ Thuộc Vào Quỹ Đạo Tăng Trưởng Theo Lối Mòn Và Rủi Ro Chính Trị Phân Cực Tại Mỹ Sẽ Vẫn Không Thể Giải Quyết

18 thg 12, 2024

Kinh tế trưởng Straits Financial đánh giá mặc dù nhiệm kỳ thứ hai của Trump không phải là không có rủi ro, nhưng tác động đối với xuất khẩu của Trung Quốc có thể vẫn ở mức kiểm soát.

Không Cần Lo Ngại Quá Mức Về Ảnh Hưởng Thuế Quan Của Trump Lên Hàng Hóa Trung Quốc

13 thg 11, 2024

Đối với các nhà đầu tư hàng hóa (commodities), thị trường sẽ ra sao khi ông Trump ngồi lại ghế nóng Nhà Trắng là câu hỏi quan trọng nhất.

Xuất Hiện Cơ Hội Đầu Tư Hàng Hóa Sau Khi Ông Trump Thắng Cử

Các bài viết khác

Từ tháng 9, với việc triển khai các chính sách kích thích khác nhau, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã có những nỗ lực lớn, và tốc độ tăng trưởng của chi tiêu tài khóa mở rộng cũng như thâm hụt ngân sách đã tăng tốc đáng kể.

Trung Quốc: Kế Hoạch Hoán Đổi Nợ Ngầm Của Chính Quyền Địa Phương (LG) Giúp Cải Thiện Nền Tảng Và Thanh Khoản Thị Trường

23 thg 12, 2024

Việc tăng thuế nhập khẩu đối với các đối tác thương mại lớn của Mỹ trong bối cảnh hiện tại có thể gây tổn thương đến người tiêu dùng.

Sự Phụ Thuộc Vào Quỹ Đạo Tăng Trưởng Theo Lối Mòn Và Rủi Ro Chính Trị Phân Cực Tại Mỹ Sẽ Vẫn Không Thể Giải Quyết

18 thg 12, 2024

Kinh tế trưởng Straits Financial đánh giá mặc dù nhiệm kỳ thứ hai của Trump không phải là không có rủi ro, nhưng tác động đối với xuất khẩu của Trung Quốc có thể vẫn ở mức kiểm soát.

Không Cần Lo Ngại Quá Mức Về Ảnh Hưởng Thuế Quan Của Trump Lên Hàng Hóa Trung Quốc

13 thg 11, 2024

Đối với các nhà đầu tư hàng hóa (commodities), thị trường sẽ ra sao khi ông Trump ngồi lại ghế nóng Nhà Trắng là câu hỏi quan trọng nhất.

Xuất Hiện Cơ Hội Đầu Tư Hàng Hóa Sau Khi Ông Trump Thắng Cử

bottom of page