15 tháng 8, 2024
Các Rủi Ro Thanh Khoản Ngắn Hạn Gần Như Đã Đi Qua
Đây là nhận định của ông Hou Zhenghai – Chuyên gia Kinh tế Trưởng của Straits Financial được đưa ra trong bài bình luận tháng 8 được xuất bản ngày 15 tháng 8.
Theo đó, gần đây thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm mạnh, chủ yếu là do tuyên bố tăng lãi suất chuẩn của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) và giảm nắm giữ trái phiếu Chính phủ khoảng 400 tỷ Yên mỗi quý. Điều này khiến đồng Yên tăng giá nhanh chóng và làm cho giao dịch dựa trên chênh lệch lãi suất (carry trade) bị đảo chiều, đưa thị trường chứng khoán toàn cầu chìm trong một đợt bán tháo mạnh.
Tuy nhiên, từ các biện pháp thực tế của BoJ, tác động lên việc thắt chặt định lượng (QT) của họ là rất lớn. Tính đến cuối tháng 7, BoJ nắm tổng cộng 592 ngàn tỷ Yên trái phiếu Chính phủ Nhật Bản. Ngay cả khi giảm 400 tỷ Yên mỗi quý, thì tổng số của QT chỉ chiếm 0.4% tổng lượng tài sản mà BoJ nắm giữ. Trên thực tế, BoJ đã nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc hơn kể từ năm ngoái (hình 1). Do đó, Straits Financial tin rằng yếu tố thực sự kích hoạt đợt bán tháo gần đây là do “carry trade” đồng Yên đã quá phổ biến trước đó và QT của BoJ chỉ là một tác nhân tâm lý dẫn đến việc giảm đòn bẩy như vậy.
Nguồn: Straits Financial
CFTC cho thấy vị thế bán khống đầu cơ đồng Yên bắt đầu đảo chiều nhanh chóng sau khi chạm mốc lịch sử là 223.6 ngàn vào ngày 9 tháng 7 và quá trình đảo chiều này ngày một diễn ra nhanh hơn. Dữ liệu mới nhất cho thấy mức nắm giữ vị thế đầu cơ bán khống đồng Yên đã giảm xuống mức thấp hơn so với đầu năm (hình 2). Do đó, Straits Financial tin rằng việc đảo chiều giao dịch carry trade đồng Yên có thể đã chấm dứt. Mặc dù đồng Yên nói chung có thể không bị phá giá trở lại, nhưng nhìn chung việc đồng Yên tăng giá – được thúc đẩy bởi hoạt động mua lại các vị thế bán khống trước đó (short-cover) và sự sụt giảm nhanh chóng của cổ phiếu có thể đã kết thúc.
Nguồn: Straits Financial
Ngoài ra, do Bộ Tài chính Mỹ đẩy nhanh việc phát hành nợ cũng như sự chậm lại trong chi tiêu tài khóa của mình, tính thanh khoản của thị trường tài chính nội địa Mỹ đã giảm vào tháng 7. Chẳng hạn, tổng lượng "Tiền lưu thông + Dự trữ ngân hàng" trên bảng cân đối kế toán của Fed đã giảm từ 5.81 ngàn tỷ đô la Mỹ vào đầu tháng 6 xuống còn 5.53 ngàn tỷ đô la Mỹ vào cuối tháng 7. Mặc dù đây không phải là mức giảm lớn, nhưng trong bối cảnh thanh khoản toàn cầu bị thu hẹp do carry trade bị đảo chiều, thị trường chứng khoán đã rớt mạnh hơn nữa.
Nguồn: Straits Financial
Tuần trước, sự hỗ trợ của Fed đối với thanh khoản thị trường đã tăng đáng kể. Ví dụ, từ tháng 5 đến cuối tháng 7, lượng Repo đảo ngược qua đêm (ONRRP) do Fed nắm giữ về cơ bản đã duy trì hơn 400 tỷ đô la. Từ đầu tuần này, tổng số ONRRP đã giảm xuống còn 286 tỷ đô la, cho thấy Fed đã thêm thanh khoản vào thị trường. Ngoài ra, quy mô TGA của bộ tài chính cũng đã giảm ở một mức độ nhất định, cho thấy bộ tài chính cũng đã tăng chi tiêu. Do đó, Straits Financial tin rằng rủi ro thanh khoản ngắn hạn phần lớn đã qua.
Nguồn: Straits Financial
Theo Straits Financial
Các bài viết khác
4 thg 11, 2024
Một số thị trường đã nỗ lực tính tới khả năng của một cuộc bầu cử cực kỳ không chắc chắn. Giá vàng đã chạm đỉnh mới, trong khi đó cổ phiếu điều chỉnh giảm; còn nhiều hàng hóa nguyên liệu vật chất vẫn chịu áp lực do lo ngại nhu cầu suy giảm, dư cung và đồng USD mạnh hơn.
Market Insights: Thời khắc quan trọng
1 thg 11, 2024
Một trong những dữ liệu quan trọng được tập trung chú ý trong tuần này là báo cáo bảng lương phi nông nghiệp Mỹ (NFP) vào ngày 1/11 tới. Dữ liệu sẽ tác động đến hướng đi của đồng USD, được đo lường qua chỉ số sức mạnh đồng USD là DXY, qua đó tác động tới giá các hàng hóa.
Market Insights: Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ tháng 10
Các bài viết khác
13 thg 11, 2024
Đối với các nhà đầu tư hàng hóa (commodities), thị trường sẽ ra sao khi ông Trump ngồi lại ghế nóng Nhà Trắng là câu hỏi quan trọng nhất.
Xuất Hiện Cơ Hội Đầu Tư Hàng Hóa Sau Khi Ông Trump Thắng Cử
4 thg 11, 2024
Một số thị trường đã nỗ lực tính tới khả năng của một cuộc bầu cử cực kỳ không chắc chắn. Giá vàng đã chạm đỉnh mới, trong khi đó cổ phiếu điều chỉnh giảm; còn nhiều hàng hóa nguyên liệu vật chất vẫn chịu áp lực do lo ngại nhu cầu suy giảm, dư cung và đồng USD mạnh hơn.
Market Insights: Thời khắc quan trọng
1 thg 11, 2024
Một trong những dữ liệu quan trọng được tập trung chú ý trong tuần này là báo cáo bảng lương phi nông nghiệp Mỹ (NFP) vào ngày 1/11 tới. Dữ liệu sẽ tác động đến hướng đi của đồng USD, được đo lường qua chỉ số sức mạnh đồng USD là DXY, qua đó tác động tới giá các hàng hóa.
Market Insights: Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ tháng 10
24 thg 10, 2024
Giá cà phê gần như tăng trong cả năm nay, do các vấn đề thời tiết tại Brazil và Việt Nam, hai quốc gia trồng cà phê lớn nhất thế giới.