top of page
Library

Kiến thức cơ bản

Sự Khác Nhau Giữa Hợp Đồng Tương Lai Và Hợp Đồng Kỳ Hạn

Về điểm giống nhau, hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn đều là những công cụ tài chính phái sinh, cho phép các bên thỏa thuận mua bán một tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai với giá đã thỏa thuận trước. Hợp đồng tương lai thực chất là hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa. Bên cạnh đó, các hợp đồng này đều có thể áp dụng cho nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau, bao gồm hàng hóa (như dầu, bạc, lúa mỳ), tài sản tài chính (như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ), và các chỉ số thị trường.


Tuy nhiên, giữa hai loại hợp đồng phái sinh này có những điểm khác biệt cơ bản. 


Về thị trường giao dịch, hợp đồng tương lai được giao dịch trên sàn tập trung, còn hợp đồng kỳ hạn giao dịch qua thị trường phi tập trung. Hợp đồng tương lai sẽ được chuẩn hóa về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng và các điều khoản; trong khi đó, hợp đồng kỳ hạn không có sự chuẩn hóa, các điều khoản do hai bên tự thỏa thuận. Do đó, quy mô của hợp đồng tương lai được cố định do sàn giao dịch quy định, trong khi đó quy mô của hợp đồng kỳ hạn sẽ linh hoạt hơn do hai bên tự thỏa thuận.


Giá của tài sản cơ sở trong hợp đồng tương lai được công khai, cạnh tranh và đấu giá trực tiếp trên các sàn giao dịch hay các thị trường tập trung; còn hợp đồng kỳ hạn mức giá của tài sản cơ sở sẽ được thống nhất chỉ giữa hai bên mua và bán, không công khai.


Về thanh toán, hợp đồng tương lai sẽ được thanh toán hàng ngày dựa trên giá trị thị trường, còn hợp đồng kỳ hạn sẽ thanh toán vào ngày đáo hạn khi hai bên giao nhận hàng.


Tính thanh khoản của hợp đồng tương lai cũng cao hơn so với hợp đồng kỳ hạn do có nhiều người tham gia, khả năng chuyển nhượng cũng cao hơn. Hợp đồng kỳ hạn có thanh khoản thấp hơn do chỉ có hai bên tham gia và không dễ chuyển nhượng do là hợp đồng riêng của hai bên.


Về nghĩa vụ đảm bảo, giao dịch hợp đồng tương lai phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với sở giao dịch hàng hóa và khi giá thị trường thay đổi, có thể yêu cầu bổ sung thêm ký quỹ. Trong khi đó, hợp đồng kỳ hạn không yêu cầu ký quỹ, nghĩa vụ đảm bảo sẽ phụ thuộc vào hai bên.


Các quy định trong giao dịch hợp đồng tương lai cũng được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan chức năng và sàn giao dịch, còn hợp đồng kỳ hạn thường không được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng.


Sau cùng, các hợp hợp đồng tương lai có rủi ro tín dụng thấp do có sự đảm bảo của trung tâm thanh toán bù trừ của sở giao dịch hàng hóa, còn của hợp đồng kỳ hạn sẽ cao hơn do không có sự đảm bảo của trung tâm thanh toán.


Bên dưới là bản tóm tắt sự khác nhau cơ bản hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn:

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn

Giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán

Giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa

Không được chuẩn hóa, có thể điều chỉnh nội dung của hợp đồng theo nhu cầu của hai bên đối tác

Hợp đồng được chuẩn hóa bởi Sở Giao dịch hàng hóa

Được thanh toán vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng, khi hai bên tham gia vào quá trình giao nhận

Được thanh toán hàng ngày sau mỗi phiên giao dịch theo cơ chế neo giá thị trường (Mark to market)

Chủ yếu thực hiện giao nhận hàng hóa hoặc thanh toán tiền mặt khi đáo hạn hợp đồng

Chủ yếu là đóng các vị thế hợp đồng trước thời điểm đáo hạn hợp đồng

Thanh khoản thấp

Thanh khoản cao

Tồn tại nhiều rủi ro như: rủi ro đối tác, rủi ro thanh toán,…

Gần như không tồn tại rủi ro đối tác hay rủi ro thanh toán do được quản lý thông qua cơ chế quản lý ký quỹ và thanh toán bù trừ.

Nguồn: Tổng hợp 



Bài viết khác

Các Lệnh Giao Dịch Hàng Hóa Phái Sinh Cơ Bản

Tìm hiểu về các lệnh giao dịch cơ bản trong thị trường phái sinh

8 Lý Do Để Giao Dịch Hàng Hóa

Giao dịch hàng hóa (commodity trading) cung cấp một hàng rào vững chắc nhằm phòng ngừa lạm phát, cho phép các nhà đầu tư tận dụng sự gia tăng của chi phí để bảo vệ sức mua. Với tiềm năng đòn bẩy cao, các nhà giao dịch (traders) có thể khuếch đại lợi nhuận bằng cách chỉ sử dụng một phần nhỏ giá trị hợp đồng. Hàng hóa cung cấp sự đa dạng hóa, thông thường là ổn định danh mục đầu tư trong thời kỳ kinh tế biến động.

Mối Tương Quan Giữa Lạm Phát Và Giá Cả Hàng Hóa

Lạm phát và giá cả hàng hóa (commodity) có mối quan hệ sâu sắc và liên kết với nhau, tác động đáng kể đến nền kinh tế. Việc nắm được cách mà lạm phát ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và ngược lại là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp.

bottom of page