top of page
Library

Kiến thức cơ bản

Phân Loại Ký Quỹ Trong Giao Dịch Phái Sinh Hàng Hóa

Ký quỹ là gì?

Là số tiền mà nhà đầu tư phải nộp và duy trì trên tài khoản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ giao dịch hàng hóa phái sinh.

Đây không phải là phần tiền thanh toán trả trước của toàn bộ hợp đồng mà là khoản tiền đảm bảo sẽ thực hiện nghĩa vụ tại thời điểm đáo hạn.

Và khác với thị trường cơ sở, ký quỹ không phải là khoản tiền vay nên không phải chịu lãi suất. Đây chính là lý do mà khi giao dịch phái sinh hàng hóa, nhà đầu tư chỉ phải trả duy nhất phí giao dịch (khoảng 300.000 – 350.000 tùy vào từng sản phẩm) mà không phải trả bất cứ một khoản phí nào khác nào như lãi suất qua đêm. Điều này đặc biệt có lợi cho các nhà đầu tư dài hạn, thường nắm giữ vị thế mở trong một thời gian dài

Phân loại ký quỹ:

  1. Ký quỹ yêu cầu (Margin Requirement): Số tiền ký quỹ tối thiểu phải có trên Tài khoản giao dịch hàng hóa để đảm bảo các nghĩa vụ trong giao dịch bao gồm mở vị thế và duy trì vị thế mở.

  2. Ký quỹ ban đầu (Initial Margin – IM): Là khoản tiền nhỏ nhất mà nhà đầu tư phải đặt vào tài khoản để có thể nắm giữ một khối lượng hợp đồng (đủ điều kiện đặt lệnh mở mới).

  3. Ký quỹ duy trì (Maintenance Margin – MM): Để duy trì vị thế và không bị đóng lệnh bắt buộc.

  4. Ký quỹ biến đổi (Variation Margin – VM): Khoản tiền cần nộp thêm khi ký quỹ dưới mức yêu cầu.

  5. Ký quỹ giao nhận hàng hóa (Delivery Margin – DM): Áp dụng sau ngày thông báo đầu tiên khi có ý định tham gia giao nhận hàng hóa.

Hiện tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam chưa thông qua việc giao nhận hàng hóa thực, và dưới góc độ của nhà đầu tư tham gia thị trường để hưởng chênh lệch từ sự biến động giá thì bạn có thể bỏ qua và không cần quan tâm tới loại ký quỹ giao nhận hàng hoá này.

Bất cứ thay đổi nào về mức ký quỹ ban đầu sẽ được thông báo trên website, facebook cũng như hiển thị trên phần mềm giao dịch Mstrading của MXV.

Xử lý ký quỹ:

Mức ký quỹ yêu cầu = 100% mức ký quỹ ban đầu đối với doanh nghiệp và 120% với cá nhân

Nhà đầu tư phải tuân thủ mức ký quỹ này khi tham gia giao dịch thì mới có đủ điều kiện đặt lệnh

Mức ký quỹ duy trì = 100% mức ký quỹ yêu cầu

Nhà đầu tư cần thực hiện bổ sung ký quỹ về mức ký quỹ yêu cầu khi vi phạm mức này.

Mức hủy các lệnh chờ khớp = 70% mức ký quỹ yêu cầu

Vi phạm mức ký quỹ này, toàn bộ các lệnh chờ của tài khoản giao dịch này sẽ bị hủy.

Mức tất toán vị thế bắt buộc = 40% mức ký quỹ yêu cầu

Vi phạm mức ký quỹ này, nhà đầu tư cần thực hiện bổ sung ký quỹ hoăc sẽ bị tất toán một phần/toàn bộ vị thế mở (đóng lệnh bắt buộc).

Bài viết khác

Sở Giao Dịch Hàng Hóa Chicago (CME)

Tại Mỹ, sự ra đời của CBOT đã mở đường, làm nền tảng của hợp đồng tương lai hàng hóa hiện đại ngày nay.

Lịch Sử Các Thị Trường Hàng Hóa Trên Thế Giới

Thị trường hàng hóa phái sinh có lịch sử lâu đời, có ngay từ thời cổ đại. Một trong những ví dụ đầu tiên về hợp đồng quyền chọn hàng hóa được ghi nhận từ thế kỷ thứ 6 TCN, liên quan đến Thales, một triết gia Hy Lạp thời tiền Socrates và được coi là một trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp.

Mối Liên Hệ Giữa Hàng Hóa Phái Sinh Và Cổ Phiếu

Hàng hóa phái sinh giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, giảm thiểu rủi ro nếu thị trường chứng khoán biến động.

bottom of page