top of page
Library

Kiến thức cơ bản

Các Nhóm Đối Tượng Tham Gia Thị Trường

Các nhóm đối tượng tham gia thị trường


Theo đó, có 3 nhóm đối tượng tham gia thị trường hàng hóa phái sinh (không tính các nhà tạo lập thị trường), gồm: nhà phòng vệ giá (hedger), nhà đầu cơ (speculator) và nhà đầu tư chênh lệch giá (arbitrageur).


Nhà phòng vệ giá là những người tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh với mục tiêu phòng ngừa rủi ro từ sự biến động giá bất lợi. Họ sử dụng các công cụ phái sinh để khóa giá hiện tại cho các giao dịch tương lai. Điều này giúp bảo vệ họ khỏi sự biến động không mong muốn của thị trường. Họ chấp nhận mất đi một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận tiềm năng để đảm bảo an toàn về giá.


Nhà đầu cơ là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự dao động giá. Họ dự đoán xu hướng giá và thực hiện các giao dịch để tận dụng sự biến động của giá. Với mục tiêu lợi nhuận cao, họ phải chấp nhận rủi ro lớn hơn.


Họ có thể giữ vị thế mua với kỳ vọng giá sẽ tăng, hay vị thế báṇ với kỳ vọng giá sẽ giảm, hay cả hai vị thế mua và bán cho cùng một tài sản cơ sở để tận dụng sự chênh lệch giá.


Các Loại nhà giao dịch theo thời gian nắm giữ vị thế: Position Trader là những nhà giao dịch giữ vị thế trong nhiều tuần, tháng hoặc năm, thường dựa vào phân tích cơ bản và kỹ thuật dài hạn. Swing Trader là những nhà giao dịch giữ vị thế từ vài ngày đến vài tuần, tận dụng các xu hướng ngắn hạn. Day Trader là những nhà giao dịch đóng vị thế trong cùng một ngày, không giữ vị thế qua đêm, tập trung vào các biến động giá trong ngày. Scalper là những nhà giao dịch đóng vị thế trong vài giây đến vài phút, tìm kiếm lợi nhuận từ các biến động giá rất nhỏ.


Cuối cùng là những nhà đầu tư chênh lệch giá. Đây là những nhà đầu tư tham gia thị trường với mục tiêu đạt được lợi nhuận mà không phải chịu bất kỳ rủi ro nào, nhờ việc giao dịch đồng thời trên nhiều thị trường khác nhau.


Sau đây là một số chiến lược giao dịch chênh lệch giá phổ biến


Thứ nhất, giao dịch chênh lệch giá giữa thị trường giao ngay và thị trường tương lai, tận dụng sự chênh lệch lệch giá giữa hai thị trường. Ví dụ, một người có thể mua hàng hóa trên thị trường giao ngay (spot market) ở mức giá hiện tại; đồng thời, bán hợp đồng tương lai của cùng hàng hóa đó nếu giá trên thị trường tương lai cao hơn.


Thứ hai, giao dịch chênh lệch giá giữa các kỳ hạn. Chiến lược này liên quan đến việc mua và bán các hợp đồng tương lai của cùng một loại hàng hóa nhưng có kỳ hạn khác nhau trên cùng một sàn giao dịch. Ví dụ, mua hợp đồng dầu kỳ hạn tháng 2 có giá thấp hơn và bán hợp đồng dầu tháng 4 có giá cao hơn.


Thứ 3, giao dịch chênh lệch giữa các thị thị trường nội địa và quốc tế. Chiến lược này tận dụng sự chênh lệch giá của cùng một hàng hóa tại các địa điểm giao hàng khác nhau. Ví dụ, mua hàng hóa trên thị trường nội địa và bán hàng hóa với giá cao hơn trên thị trường quốc tế.


Nguồn: Tổng hợp

Bài viết khác

Phân Loại Ký Quỹ Trong Giao Dịch Phái Sinh Hàng Hóa

Ký quỹ là số tiền mà nhà đầu tư phải nộp và duy trì trên tài khoản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ giao dịch hàng hóa phái sinh.

Hợp Đồng Chênh Lệch (CFD) Trong Giao Dịch Hàng Hoá

Hợp đồng chênh lệch hàng hóa (CFD) là các công cụ phái sinh cho phép các nhà giao dịch suy đoán về biến động giá trong tương lai của hàng hóa trên thị trường.

Thị Trường Hàng Hóa Phái Sinh Là Gì?

Thị trường hàng hóa được định nghĩa là một thị trường diễn ra các hoạt động mua, bán và giao dịch các sản phẩm nguyên liệu thô hoặc các sản phẩm thiết chính yếu khác.

bottom of page