top of page
Library

Kiến thức cơ bản

Các Mốc Thời Gian Trong Giao Dịch Hàng Hóa Phái Sinh

Hầu hết các vị thế trong thị trường hợp đồng tương lai được đóng lại hoặc chuyển kỳ hạn trước khi bắt đầu chu kỳ giao nhận hàng hóa vật chất. Chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số đó thực sự được giữ cho đến khi giao nhận hàng hóa vật chất. Khi tháng giao hàng của một hợp đồng tương lai đến gần, giá hợp đồng giao ngay và giá hợp đồng tương lai sẽ dần hội tụ, trong nhiều trường hợp chúng có thể gần như bằng nhau.


Vì vậy, việc hiểu quy trình giao hàng cũng như các mốc thời gian trong giao dịch hàng hóa là rất quan trọng do nó ảnh hưởng đến giá hợp đồng tương lai. 


• Ngày Giao dịch đầu tiên (First Trade Date - FTD) là ngày mà hợp đồng sẽ bắt đầu được giao dịch.


• Ngày giao dịch cuối cùng (Last Trade Date/Last Trading Date - LTD) là ngày mà hợp đồng sẽ kết thúc giao dịch. Nói cách khác, ngày giao dịch cuối cùng là thời điểm cuối cùng mà người bán có thể tất toán vị thế đang nắm giữ nếu họ không muốn thực hiện giao hàng.


• Ngày xác định giá thanh toán (Settlement Date/Final Settlement Date) là ngày mà giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng được xác định.


• Ngày thông báo ý định giao hàng đầu tiên (First Position Date/First Intention Day) là ngày đầu tiên mà trung tâm thanh toán bù trừ chấp nhận ý định và thực hiện nghĩa vụ cho các hợp đồng tiến hành giao hàng.


• Ngày thông báo ý định giao hàng cuối cùng (Last Position Date/ Delivery Intention Day) là ngày cuối cùng mà trung tâm thanh toán bù trừ chấp nhận ý định và thực hiện nghĩa vụ cho các hợp đồng tiến hành giao hàng.


• Ngày nắm giữ đầu tiên (First Holding Date) là ngày đầu tiên mà trung tâm thanh toán bù trừ chấp nhận các ngày liên quan đến vị thế của các hợp đồng tiến hành giao hàng (nếu có).


• Ngày nắm giữ cuối cùng (Last Holding Date) là ngày mà trung tâm thanh toán bù trừ không còn yêu cầu về các ngày liên quan đến vị thể của các hợp đồng tiến hành giao hàng (nếu có).


• Ngày thông báo đầu tiên (First Notice Date) là ngày đầu tiên mà người mua và người bán được thông báo về nghĩa vụ thực hiện giao hàng. Ngày thông báo đầu tiên cũng là ngày đầu tiên mà người bán bắt đầu thực hiện việc giao hàng. Các nhà đầu cơ nắm giữ vị thế mua quá ngày thông báo đầu tiên, họ sẽ nhận được thông báo về việc giao hàng vật chất. Nếu các nhà đầu cơ đó không muốn nhận hàng, họ phải gửi thông báo giao dịch và ngay lập tức tất toán vị thế. Thông báo giao dịch sẽ liên quan đến khoản tiền phạt.


Nhìn chung, các nhà đầu cơ không nên nắm giữ vị thế mua đến ngày thông báo đầu tiên. Trái lại, nhà đầu cơ có thể nắm giữ vị thế bán qua ngày thông báo đầu tiên vì đó là thời điểm người bán bắt đầu giao hàng.


• Ngày thông báo cuối cùng (Last Notice Date) là ngày cuối cùng mà người mua và người bán được thông báo về nghĩa vụ thực hiện giao hàng.


• Ngày giao hàng đầu tiên (First Delivery Date) là ngày đầu tiên mà người mua và người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.


• Ngày giao hàng cuối cùng (Last Delivery Date) là ngày cuối cùng mà người mua và người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết khác

Nâng Tầm Vị Thế Của Việt Nam Trong Thị Trường Giao Dịch Hàng Hóa Thế Giới

Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Trần Duy Đông khẳng định thành công bước đầu của thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam đã thay đổi vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Giới Thiệu Phần Mềm CQG Trong Giao Dịch Hàng Hóa Phái Sinh

Phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh là CQG, đây là một nền tảng hỗ trợ giao dịch hàng hóa phái sinh cho phép các nhà đầu tư truy cập dữ liệu giá và thực hiện các lệnh lớn đến hơn 45 Sở giao dịch trên thế giới.

Các Loại Sản Phẩm Đầu Tư Trong Hàng Hóa Phái Sinh

Có 4 nhóm mặt hàng đầu tư chính trong hàng hóa phái sinh

bottom of page